Cách nghĩ sẽ quyết định cách làm, cách làm sẽ quyết định cách sống. Dưới đây là 5 nguyên tắc sống để làm người và làm việc, hi vọng sẽ có ích với bạn.
1. Quy luật cân bằng
Thế giới vốn luôn thông qua những phương thức độc đáo và kỳ diệu để duy trì sự cân bằng của chính nó.
Ví dụ như “định luật bảo toàn khó khăn”: Mỗi người đều phải chịu khổ cực, khó khăn trong cuộc sống, nó không bỗng nhiên mất đi, cũng chẳng tự nhiên sinh ra.
Hiện tại, bạn càng cố lựa chọn tránh né nó, thì tương lai bạn sẽ càng phải trả giá đắt hơn khi đối diện với nó.
Một biểu hiện khác của quy luật cân bằng là: Khi một phương diện nào đó thiếu sót, thì chắc chắn phương diện đối lập với nó sẽ dư thừa.
Ví dụ “nhận thức không đủ tất sẽ lo nghĩ nhiều”, khi một người không đủ hiểu biết, thì sẽ suy nghĩ nhiều chuyện, lo sợ nhiều thứ, không có cảm giác an toàn.
Lại ví như “hiểu biết không đủ thì mới đa nghi”, khi một người không đủ hiểu biết, sẽ bán tín bán nghi với những thứ mình chưa nhìn thấy, luôn nghi ngờ mọi thứ, luôn chần chừ lưỡng lự.
Còn có “trình độ không đủ mới hay than phiền”, khi một người trình độ không đủ, nhìn chuyện gì cũng thấy bất công, về lâu về dài sẽ khiến bản thân tích tụ toàn phẫn nộ và bất mãn, cả ngày chỉ biết oán trách, than phiền.
Cuộc sống chính là một cán cân, muốn có nhiều thêm một thứ này, bạn sẽ phải bớt đi một thứ khác và ngược lại, muốn có được bất cứ thứ gì, đều sẽ phải trả giá tương xứng.
Cuộc sống chính là một cán cân, muốn có nhiều thêm một thứ này, bạn sẽ phải bớt đi một thứ khác và ngược lại, muốn có được bất cứ thứ gì, đều sẽ phải trả giá tương xứng. Ảnh minh họa.
2. Quy luật phối xứng
Ai cũng sẽ chỉ có thể có được những thứ tương xứng với bản thân, một khi bản thân sở hữu những thứ vượt qua khả năng của bản thân, nó sẽ mang đến tai họa cho chính mình.
Ví dụ: Danh tiếng của một người không thể lớn hơn tài năng người đó; tài phú không thể nhiều hơn công đức; địa vị không thể cao hơn sự cống hiến của bản thân; chức vụ không thể vượt quá năng lực của chính mình.
Trong “Chu Dịch – Kế Từ Hạ” có viết: “Đức không xứng với vị, tất có tai ương”.
Đạo đức không đủ lại ngồi ở vị trí cao, trí lực thấp kém lại ôm mộng làm đại sự, sức có hạn nhưng muốn gánh vác trách nhiệm nặng nề, người như thế không thể không gặp họa.
Một người, chỉ nên hưởng những thứ tương xứng với bản thân.
Cho nên, cách tốt nhất để có được thứ gì đó, chính là bằng chính sự nỗ lực của bản thân, khiến bản thân xứng đáng với nó.
3. Quy luật để ý
Có một lần, Khổng Tử giảng cho Nhan Hồi một đạo lí: “Trong một trận cá cược, điều mấu chốt quyết định thắng thua không phải là mánh khóe, cũng chẳng phải vận may, mà là sự để ý của con vào vật đánh cược.”
Vì sao lại thế? Có một người đem một viên ngói bình thường đi đánh cược: Anh ta cược một cách hào sảng, phóng khoáng, bởi vì anh ta chẳng quan tâm miếng ngói kia, cho nên anh ta chẳng gấp chẳng lo, cứ bình tĩnh mà đặt cược.
Còn một người mang chiếc móc đai lưng đắt giá đi cược: Anh ta cược trong lo sợ, động tác chần chừ, do dự.
Còn một người thì đem tiền đến cược, khi ván cược còn chưa bắt đầu thì thần trí anh ta đã trở nên hỗn loạn, bởi vì anh ta quá để ý đến món tiền cược, lo được lo mất, khí chất và quyết đoán đều mất sạch.
Có nhiều người, làm việc không tốt bởi vì họ nắm quá chặt những thứ mình có trong tay, hoặc là cứ suốt ngày chỉ chăm chú vào mục tiêu đặt ra, vì không buông được xuống, cho nên lúc nào cũng lo lo sợ sợ, chần chừ e dè.
Đa số thất bại trên đời, đều là bại dưới hai chữ “để ý” này. Nếu một người có thể buông bỏ được, thì vào lúc người ấy buông xuống, rất nhiều việc cũng sẽ được giải quyết dễ dàng.
4. Quy luật dự phòng
Một lập trình viên khi lập trình, chắc chắn phải có một bản dự phòng. Bởi nhỡ khi đĩa cứng bị hỏng, mã code bị mất, nếu không có bản dự phòng thì sẽ dẫn đến tổn thất rất nghiêm trọng.
Cuộc sống cũng như vậy. Khi bạn chỉ cho bản thân một lựa chọn, thì khi cánh cửa ấy đóng lại, bạn chỉ còn là con thú mắc kẹt cố gắng vùng vẫy.
Dự phòng, chính là một khả năng khác, lựa chọn khác.
Quy luật dự phòng chính là: Người có suy nghĩ sáng suốt, khi làm bất cứ việc gì cũng chuẩn bị hai con đường, chứ không bao giờ chỉ chọn một con đường duy nhất đến cuối.
Ai cũng đều mong muốn có được cuộc sống bình yên, nhưng hiện thực lại như con sông chảy xiết. Điều đáng sợ chẳng phải là những biến cố bất ngờ mà chính là khi ta gặp phải biến cố, thì ngay cả con đường để lựa chọn cũng không còn.
Cho bản thân một “bản dự phòng”, chính là thêm một lựa chọn nữa cho cuộc đời chính mình.
5. Quy luật Cabe
Cựu Chủ tịch của công ty Điện thoại và điện báo của Mỹ ông Cabe từng đưa ra lời khuyên cho các nhân viên của mình là: Có đôi khi, từ bỏ còn có ý nghĩa hơn là tiếp tục tranh giành, nó chính là chìa khóa của sự sáng tạo, đổi mới.
Lời khuyên ấy về sau được xem là “Quy luật Cabe” nổi tiếng.
Có đôi khi, muốn thành công cần có một kiểu tác phong, tác phong ấy gọi là “từ bỏ”.
Nếu như bạn chỉ có nhiệt huyết, mà từ đầu đến cuối lại không đủ năng lực, hoặc không biết phân biệt việc gì nên làm việc gì không nên làm, mò mẫm làm việc không đâu, không có phương hướng rõ ràng, không thể đánh giá chắc chắn khả năng thành công, hao tâm tổn sức, ấy không phải là cố chấp, mà là ngu xuẩn.
Khi phương hướng sai lầm, dừng lại cũng là một kiểu tiến lên. Hiểu được thế mạnh bản thân, nắm rõ năng lực của chính mình, chỉ khi chọn đúng hướng đi thì mới có thể nhìn thấy được hi vọng.
Có lẽ chúng ta vẫn thường đuợc nghe những lời khuyên như: “Đừng bỏ cuộc”, “Bạn có thể làm được bất cứ điều gì, chỉ cần bạn thực sự mong muốn đạt được”…
Nhưng đôi khi, có những thứ cho dù bạn có cố gắng đến mấy cũng khó lòng mà thực hiện được. Những lúc như thế, học được cách từ bỏ chính là một giải pháp hay. Vì thế, không nên xem từ bỏ đồng nghĩa với thất bại, thay vào đó, hãy nhận định rằng từ bỏ cũng là một kĩ năng vô cùng quan trọng và cần thiết mà mỗi người chúng ta đều cần phải học.
Hẳn có những người sẽ có quan điểm rằng: “Từ bỏ chỉ có trong từ điển của kẻ thất bại” nhưng quan điểm này có phần phiến diện. Thực ra trong thực tế cuộc sống, biết lúc nào nên dừng lại, lúc nào nên cố gắng đó mới là một con người sống khôn ngoan.
Bởi vì ai trong chúng ta đều có những giới hạn, có những điểm mạnh và điểm yếu, có giá trị sống riêng của mình, thế nên đôi khi, trong một số trường hợp từ bỏ chính là lựa chọn tốt nhất cho bản thân mình.
HÃY ĐỂ LẠI BÌNH LUẬN CỦA BẠN XUỐNG BÊN DƯỚI NHÉ ?